Thu nhiếp tâm
Sau khi tu tập quán thân ngoại thân được thuần thục rồi mới tu tập kế tiếp Quán Trong và Ngoại Thân. Khi quán thân xong thì tiếp tục quán thọ, quán tâm và quán pháp theo từng bước như quán thân vậy. Với mục đích là để từ bỏ và diệt trừ sạch Lòng Tham Dục.
Khi diệt trừ sạch lòng tham dục trên Tứ Niệm Xứ (thân thọ tâm pháp) là tâm Bất Động, Thanh Thản, An Lạc và Vô Sự. Trạng thái tâm bất động thanh thản, an lạc và vô sự là trạng thái tâm Chánh Niệm Tĩnh Giác.
Khi một người luôn luôn sống với tâm Chánh Niệm Tỉnh Giác từ ngày này qua ngày khác là người đó đã chứng đạo. Trong thời Đức Phật còn tại thế, Đức Phật thuyết giảng xong một bài pháp là có người xả sạch Ngũ Triền Cái và Thất Kiết Sử cho nên nghe xong là Chứng Đạo.
Nếu một người biết tu tập thì cứ ngay trên Tứ Niệm Xứ mà tu tập làm cho Thân, Thọ, Tâm, Pháp thanh tịnh không bị ác pháp hay chướng ngại pháp làm dao động tâm là chứng đạo. Pháp môn Tứ Niệm Xứ là một pháp môn tu tập chứng đạo, nó đứng hàng thứ bảy trong Bát Thánh Đạo, vì thế quý vị đừng nghe nói Tứ Niệm Xứ liền ôm pháp tu hành.
Các sư Nam Tông mở các lớp dạy tu tập Tứ Niệm Xứ mà đủ các hạng người tu sĩ và cư sĩ đều về tu tập nhưng có người nào tu tập làm chủ Sanh, Già, Bệnh, Chết được đâu. Cuối cùng người tu theo Phật giáo thì đông vô kể, nhưng làm chủ thì chẳng có ai cả vì sự tu tập chân chánh thì khó tìm ra một người.
Nói pháp Tứ Niệm Xứ, chớ trình độ tu tập Tứ Niệm Xứ thì chưa có ai tu tập được vì đời sống giới luật chưa có ai sống trọn vẹn. Giới hạnh chưa xong mà hô hào tu tập Tứ Niệm Xứ là để khoe khoang “háo danh” chớ tu tập ra gì.
Tứ Niệm Xứ đâu phải là pháp môn để cho người đang sống với chồng con hay vợ con hay còn tiếp xúc cới gia đình mà tu tập được sao? Muốn vào tu tập Tứ Niệm Xứ thì lấy bảy hạnh làm tiêu chuẩn mà xét người tu.
Gợi ý
-
Thuận
là hòa thuận, không chống trái nhau.
-
Thuở xưa và nay
phải hiểu xưa kia trong lúc đang tu tập đức Phật cũng nhờ an trú trong không này, đến nay thành tựu được chánh pháp, tức là đức Phật đã chứng đạo, nhưng vẫn an trú thường xuyên rất nhiều trong không ấy.An trú rất nhiều tức là luôn luôn...
-
Thùy
là ngủ nghỉ.
-
Thùy miên
Thùy có nghĩa là ngủ, buồn ngủ; miên có nghĩa là triền miên, miên man, liên tục. Thùy miên là ngủ, buồn ngủ, ngủ miên man liên tục không hay biết gì cả, đó là một trạng thái si mê, lười biếng của những người vô minh.Cúi đầu xuống, quẹo...
-
Thuỳ miên, giải đãi
Thùy miên là buồn ngủ; giải đãi là lười biếng. Khi biết cách tu tập Tứ Niệm Xứ thì phải thiện xảo phá cho sạch buồn ngủ và lười biếng, vì trạng thái buồn ngủ và lười biếng thuộc về tâm si nên rất khó dẹp, phải kiên trì, bền...
-
Thủ
giữ gìn, cố chấp, ngoan cố gọi là bảo thủ, không chịu cởi mở, xả bỏ, buông xuống, v.v… (ĐườngVề.1) Thủ (trong 12 duyên) là không để cho mất mát, giữ lại, nhờ có giữ gìn bảo vệ của cải tài sản, thân bằng quyến thuộc nên mới có đời...
-
Thủ là duyên của Sanh
Thủ là cố giữ lại của cải tài sản, nhà cửa, ruộng vườn, đất đai, vợ con và những người thân quyến thuộc, anh em bạn hữu. Do chúng ta có và có rất nhiều, không biết buông xả nên chúng ta mới chịu biết bao nhiêu thứ khổ đau.
-
Thủy giới
Có nội thủy giới, có ngoại thủy giới. Nội thủy giới: Cái gì thuộc nội thân, thuộc cá nhân, thuộc nước, thuộc chất lỏng, bị chấp thủ như: Mật, đàm, niêm dịch, mủ, máu, mồ hôi, mỡ,
-
Thủy táng
là những người dân sống trên sông nước, họ không có địa táng, hỏa táng hoặc điểu táng, khi có người chết, họ an táng bằng cách neo vào quan tài một tảng đá to, dùng thuyền chở ra giữa dòng sông rồi họ đẩy quan tài xuống sông.Lại có...
-
Thuyết định mệnh
thì không thay đổi được, vì nó cố định. Sự cố định đó là thuyết định mệnh.
-
Thuyết nhân quả
thì làm chủ được, và thay đổi được vì nó di chuyển. Sự thay đổi đó là thuyết nhân quả.
-
Thuyết pháp
chỉ là lời nói, lý luận suông mà thôi. Thuyết pháp dần dần đi đến nuôi lớn ngã mạn, kiêu căng tự đắc, cố chấp dính mắc chạy theo tâm ham muốn danh lợi thế gian và chìm đắm trong dục lạc vật chất, nhưng tâm họ khéo lý luận...
-
Thư giãn Xả Tâm
là trong giờ nghỉ, tâm khởi lên niệm gì, thí dụ muốn nói chuyện, muốn làm cái này cái kia thì nhất định không làm theo nó. Thật sự ra tối ngày giữ mình là người vô sự, không làm gì hết, cứ ngồi mà xả tâm thôi, niệm gì...
-
Thứ tự của bảy pháp giác Chi
trong kinh ghi như sau: 1- Niệm Giác Chi, 2- Trạch Pháp Giác Chi, 3- Tinh Tấn Giác Chi, 4- Hỷ Giác Chi, 5- Khinh An Giác Chi, 6- Định Giác Chi, 7- Xả Giác Chi (là lý thuyết suông không phải pháp tu hành), khi tu tập pháp Thân...
-
Thứ tự Năng lực Bảy Giác Chi
1- Tinh Tấn Giác Chi, 2- Khinh An Giác Chi, 3- Hỷ Giác Chi, 4- Niệm Giác Chi, 5- Định Giác Chi, 6- Xả Giác Chi, 7- Trạch Pháp Giác Chi.
-
Thưa hỏi cặn kẽ
thực hành pháp mà không chịu thưa hỏi cặn kẽ thì sẽ gặp nhiều khó khăn xảy ra trong khi đang tu tập, thì sẽ không biết cách thức vượt qua những chướng ngại khó khăn đó, sự tu tập sẽ không tiến bộ.
-
Thưa hỏi pháp ngữ
khi tu tập phải thưa hỏi cho kỹ lưỡng rồi mới tu tập. Trong khi tu tập có điều chi bất ổn thì phải thưa hỏi để chỉnh sửa cho đúng cách, cho đúng pháp. Nếu không hỏi pháp ngữ thì sự tu tập sẽ sai pháp, có thể đi...
-
Thừa kế của nghiệp
tức là nghiệp sanh ra chúng ta ra.
-
Thức
là sự hiểu biết, nhưng chưa có sự phân biệt, còn trí là sự hiểu biết có phân biệt thiện ác rõ ràng. Thức chỉ là tỉnh thức, tỉnh táo chứ chưa có trí tuệ Tam Minh. (trong 12 duyên) Thức là sự kết hợp noãn châu và tinh trùng...
-
Thức ấm ma
gồm các ma của thức ấm.